Tuyên ngôn Hiến_chương_77

Vào ngày 1 tháng giêng 1977 Hiến chương 77 được công báo với 242 chữ ký. 6 ngày sau nó được in ra tại các báo chí lớn tại Âu châu như tờ The Times, Le Monde hay là Frankfurter Allgemeinen Zeitung. Tuy nhiên tại các báo chí trong nước thì nội dung không được phổ biến. Trong tháng giêng và tháng 2 có một chiến dịch rầm rộ của nhà nước chống lại hiến chương này, cũng nhờ vậy mà cả nước biết đến đến nó.
Vào ngày 1 tháng 2 năm 1977 danh sách của 208 người ký thêm vào được công bố. Cho tới mùa hè 1977 con số người ký lên đến 600. Cho tới cuối năm 1977 hiến chương có 800 người ký, tới 1985 khoảng 1200 và tới 1989 2000[1]. Những người viết chính của hiến chương và cũng là những phát ngôn viên đầu tiên của phong trào là Václav Havel, triết gia Jan Patočka và cựu ngoại trưởng Jiří Hájek. Từ tháng giêng 1977 một ủy ban quốc tế đã được thành lập để trợ giúp Hiến chương 77, trong số những người tham dự có Heinrich Böll, Friedrich Dürrenmatt, Graham GreeneArthur Miller.
Hiến chương này so sánh những quyền căn bản, mà đã được thỏa thuận trong Hiệp ước Helsinki và một phần cả trong luật pháp của Tiệp Khắc, với những gì đã xảy ra trong thực tế. Nó cho thấy quyền tự do ngôn luận chỉ là ảo tưởng, quyền được học tập bị ngăn cản, hàng trăm ngàn người trong giới trẻ vì những tư tưởng của họ hay của cha mẹ không được vào đại học, tự do tôn giáo bị giới hạn có hệ thống một cách độc đoán. Nói chung thì dụng cụ để giới hạn hoặc tướt đoạt hoàn toàn một số dân quyền là đặt tất cả các cơ quan và các tổ chức dưới sự chỉ đạo chính trị của những người cầm đầu đảng cầm quyền và quyết định của một vài người có thế lực. Hiến chương đòi hỏi chính phủ Tiệp Khắc phải tuân theo những gì họ đã ký, đặc biệt là hiệp ước Helsinski.